Bối cảnh của chiến dịch Chiến_dịch_tấn_công_Bryansk

Do kết quả của Chiến dịch tấn công Oryol - Orlovsky, tuyến mặt trận từ phía Nam Kirov đến Dmitrovsk-Orlovsky đã được nắn thẳng. Cái "chèn sắt" do các sư đoàn xe tăng Đức tạo nên tại "chỗ lồi" Oryol - Mtsensk chia cắt mặt trận của Phương diện quân Bryansk đã bị quân đội Liên Xô đập vỡ. Phương diện quân Bryansk đã tiến ra tuyến tiếp cận thành phố mục tiêu chính của họ: Bryansk. Tuy nhiên, sau khi phải rút chạy khỏi Oryol, tướng Walter Model, tư lệnh Tập đoàn quân 9 (Đức) đã dựng lên "Phòng tuyến Hagen" chạy dọc phía Đông sông Desna. Trong đó, Bryansk vừa đóng vai trò là một trung tâm phòng ngự của toàn bộ phòng tuyến, vừa là đầu mối đường sắt quan trọng trong vùng. Lợi dụng tuyến đường sắt chạy dọc mặt trận từ Lyudinovo qua Dyatkovo, Bryansk, Navlya đến Suzemka, Tập đoàn quân 9 đã sử dụng chiến thuật phòng ngự cơ động, chặn đứng các đợt tấn công của Phương diện quân Bryansk và cánh phải của Phương diện quân Trung tâm (Liên Xô).[5]

Toàn bộ khu vực mà Phương diện quân Bryansk dự định sẽ tác chiến có chiều rộng chính diện tấn công hơn 220 km và chiều sâu từ 200 km (phía Bắc) đến 250 km (phía Nam). Địa hình bị chia cắt bởi sáu con sông chảy theo hướng Bắc Nam gồm: sông Desna ở phía Đông Bryansk; sông Sudost và sông Borba là hai chi lưu của sông Desna; các con sông Iput, Besed và sông Sozh đều là các chi lưu thượng nguồn của sông Dniepr. Khu vực này gồm phần lớn là rừng rậm ôn đới, các thung lũng ven sông. Những dải rừng lớn dọc theo các con sông đều rất thuận tiện cho việc giấu quân. Các thành phố, thị trấn, làng mạc đều đóng trên những gò đất cao cũng có thể sử dụng làm các trung tâm phòng thủ. Địa hình này cản trở khá lớn đến việc sử dụng không quân và pháo binh. Xe tăng cũng có thể triển khai được nhưng với số lượng hạn chế do đường giao thông kém phái triển. Chỉ còn bộ binh và kỵ binh có thể giải quyết được những khó khăn do điều kiện tự nhiên đem lại.[6]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_dịch_tấn_công_Bryansk http://www.armchairgeneral.com/rkkaww2/maps/1943W/... http://ww2stats.com/cas_ger_okh_dec43.html http://bdsa.ru/index.php?option=com_content&task=v... http://militera.lib.ru/h/istomin/03.html http://militera.lib.ru/h/kirichenko_pi/08.html http://militera.lib.ru/memo/russian/altunin_at/10.... http://militera.lib.ru/memo/russian/altunin_at/ind... http://militera.lib.ru/memo/russian/bagramyan2/04.... http://militera.lib.ru/memo/russian/boldin/08.html http://militera.lib.ru/memo/russian/fedyuninsky/07...